Chuẩn bị:
-
Dụng cụ thi công: Bàn trà , búa , bút chì, cưa, cuộn chỉ-dây rọi, dao, … và các dụng cụ đi kèm khác.
-
Bảo hộ lao động: Mũ bảo hộ, khẩu trang, găng tay,…
Tiến hành lắp đặt:
1. Xác định chuẩn xác độ cao của trần nhà
Đo và đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hoặc cột. Với các đội chuyên thì họ đánh dấu cao độ ở mặt dưới khung trần.
2. Tạo thanh viền tường cố định
Thanh viền tường được đóng cố định khoảng cách giữa các lõ khoan hoặc
lỗ đinh được quyết định phụ thuộc vào vách tường. Tuy nhiên khoảng cách
này phải nhỏ hơn 300mm.
3. Ngăn khoảng trần
Trong tính toán ban đầu sẽ biết được bề rộng của tấm trần và khung bao
để chia thích hợp khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ sao
cho đạt chuẩn: 610mm x 1220mm 600mm x 1200mm; 610mm x 610mm 600mm x
600mm
4. Khoan, móc
Chia khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 405mm và khoảng cách giữa các điểm không quá 1200mm hoặc 1220mm.
5. Móc và liên kết thanh chính
Thanh chính là thanh chịu lực chính được nối với nhau bằng cách gắn lỗ
mộng của đầu thanh này với lỗ mộng đầu thanh kia một khoảng cách 610mm
hoặc 1220mm.
6.Lắp thanh phụ
Thanh phụ có 2 loại (610mmvà 1220mm ), (600mm và 1200mm ) được lắp vào
các lỗ mộng trên thanh chính đảm bảo kích thước thiết kế.
7. Quan sát và điều chỉnh
Sau quá trình lắp đặt cần phải quan sát và điều chỉnh cho khung ghép ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng.

Trần thạch cao khung nổi
8. Ghép tấm lên khung
Lắp ghép tấm lên khung sao cho bề mặt phải phẳng. Có nhiều thông số
khung để lựa chọn, nếu sử dụng tấm có kích thước 605x605 ứng với hệ
thống 610x610mm, sử dụng tấm 595x595mm ứng với hệ thống 600x600mm,
605x1210mm ứng với hệ thống 210x1220mm hoặc 595x1190mm.
9. Xử lý viền trần
Đối với viền trần dùng cưa hoặc kéo để cắt còn đối với mặt tấm trần
dùng lưỡi dao bén vạch trên bề mặt tấm trần và dọc phần giấy còn lại.
10. Hoàn thành
Sau khi điều chỉnh khung chuẩn, tiến hành vệ sinh bề mặt tấm và khung thật sạch trước khi bàn giao.

Bề mặt trần thạch cao khung nổi